Phục vụ mình, giúp đồng minh
Dù là tân binh, nhưng đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa nhanh chóng thể hiện sự trên cơ, chủ động dâng cao vây bắt và gây sức ép về phía đội Trường ĐH Văn Hiến.Đã có không ít cơ hội được đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa tạo ra, nhưng lần lượt đội trưởng Lê Văn Thức đến Ngân Hoàng Phúc hay Ngân Như Dũng đều bỏ lỡ đáng tiếc, chấp nhận tỷ số hòa 0-0.Tân binh Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa được cả nước biết đến khi quật ngã đương kim á quân giải để đoạt vé dự VCK TNSV THACO cup 2025.Với đấu pháp phòng ngự kín kẽ và khoa học, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã hóa giải hàng công cực mạnh của đội Trường ĐH Thủy lợi ở màn so tài play-off. Trần Đức Hoan, Nguyễn Hoàng Danh, Trần Bảo Trung, Bùi Xuân Trường... đều là những hảo thủ tấn công hàng đầu của ĐH Thủy lợi sân chơi bóng đá sinh viên, nhưng đều bất lực trước lối chơi kỷ luật của tân binh giải đấu.Trên chấm luân lưu 11 m, dù sút hỏng cả hai quả đầu tiên, nhưng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa vẫn ngược dòng ngoạn mục để thắng 3-2 chung cuộc, nhờ vậy đoạt tấm vé dự VCK TNSV THACO Cup 2025. Chỉ riêng chi tiết đó thôi cũng nói lên bản lĩnh của học trò HLV Nguyễn Công Thành.Barcelona quên Jorginho và săn đón Asensio của kình địch Real Madrid
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
Mời doanh nghiệp, người lao động tham gia tuyển dụng ở sàn việc làm ngành du lịch
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Dự báo, trong tuần tới mực nước tại hầu hết các trạm lên nhanh theo đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch. Đỉnh triều cao nhất có thể xuất hiện từ ngày 11 - 13.3. Độ mặn lớn nhất tại hầu hết các trạm ở mức lớn hơn so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình nhiều năm. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu khoảng 75 - 80 km. Mức độ rủi ro thiên tai ở cấp 3.
Con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần thứ hai vô địch dancesport thế giới
Bức chân dung người phụ nữ đã bị lấp khi Picasso vẽ đè lên, có lẽ là vào năm 1901, để miêu tả người bạn - điêu khắc gia Mateu Fernández de Soto - đang ngồi ở một chiếc bàn, với tông màu xanh lam và xanh lục.Gần 125 năm sau, những phác thảo của bức chân dung đã được Viện Nghệ thuật Courtauld ở London tiết lộ khi họ kiểm tra tác phẩm bằng hình ảnh hồng ngoại và tia X trước một cuộc triển lãm.Barnaby Wright, Phó giám đốc Phòng trưng bày Viện Nghệ thuật Courtauld, giải thích rằng bức chân dung người phụ nữ "hiện ra trước mắt chúng tôi theo đúng nghĩa đen... từng mảnh một" nhờ camera hồng ngoại quét hình ảnh giống như tranh ghép.Mặc dù các chuyên gia "tin chắc rằng có điều gì đó ẩn bên dưới bề mặt bức tranh vì có thể thấy những nét vẽ không thực sự liên quan đến bức chân dung đã hoàn thành, nhưng họ không biết sẽ tìm thấy gì khi bắt đầu quét nó", Wright nói với CNN hôm 10.2.Các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về danh tính của người phụ nữ này, mặc dù cô trông giống một số phụ nữ khác mà Picasso đã vẽ ở Paris vào năm 1901, vì có kiểu tóc búi đặc trưng đang thịnh hành ở thủ đô nước Pháp vào thời điểm đó."Cô ấy có thể mãi mãi là một người mẫu ẩn danh, có thể chỉ là một người mẫu cho Picasso… Cô có thể là người yêu, cũng có thể là bạn", Wright nói, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang tiến hành xác định danh tính. Picasso mới 19 tuổi khi đến Paris vào năm 1901 nhưng ông đã tìm ra nhiều cách khác nhau để vẽ các chủ đề của mình.Wright cho biết, bằng cách từ bỏ bức chân dung trước đó và vẽ đè lên, Picasso có lẽ "không chỉ thay đổi chủ đề mà còn thay đổi phong cách khi ông phát triển phong cách hội họa Thời kỳ xanh nổi tiếng của mình".Trong Thời kỳ xanh, Picasso sử dụng nhiều màu sắc u ám hơn để khắc họa tác phẩm của mình khi ông rời xa phong cách ấn tượng trước đó. Sự thay đổi này một phần chịu ảnh hưởng từ vụ tự tử của người bạn thân Carlos Casagemas.Hình ảnh chụp X-quang cho thấy Picasso có thể đã vẽ lại bức tranh này tới 3 hoặc 4 lần, một phần vì ông không đủ khả năng mua vật liệu mới nhưng cũng vì "rõ ràng là ông ấy... thích quá trình biến một hình ảnh này thành một hình ảnh khác", Wright cho biết."Ông ấy không quét vôi trắng lên tấm vải trong lúc thay đổi chủ đề để tạo ra một trang giấy trắng. Ông ấy vẽ hình người bạn của mình trực tiếp lên người phụ nữ… Một hình người nổi lên từ hình người kia, biến đổi người này thành người kia", Wright xác nhận.Tuy nhiên, những gì còn lại của bức chân dung người phụ nữ vẫn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Wright cho biết: "Bạn có thể thấy một số dấu vết rất rõ ràng: mắt, tai và tóc của cô ấy".Bức Chân dung Mateu Fernández de Soto của Picasso sẽ được trưng bày tại Phòng trưng bày Viện nghệ thuật Courtauld ở London từ ngày 14.2 - 26.5.